(Sẽ liên tục nâng cấp công thức cũng như thay đổi các sản phẩm phù hợp để việc chăm hoa hồng hiệu quả và tối ưu nhất)
Các nguyên tắc cần ghi nhớ
Tuyệt đối không lạm dụng các loại phân bón có thành phần kích thích tăng trưởng như GA3, Cytokinin, Auxin, Brassinosteroid... vì có thể khiến cây lười tiết hóc môn tăng trưởng nội sinh, giảm sức đề kháng. Chỉ nên sử dụng khi cứu cây phục hồi cây suy kiệt.
Ưu tiên sử dụng phân bón hữu cơ như phân bò - gà - dê - trùn quế và chế phẩm vi sinh đúng liều lượng, đúng thời điểm.
Mọi biện pháp chăm sóc đều hướng đến cân bằng hệ sinh thái: cây - đất - vi sinh vật. Hạn chế tối đa cắt cành cắt chồi cắt lá, chỉ cắt khi cần thiết và nên cắt phương pháp cắt ⅓ đúng kỹ thuật. nếu trồng ra đất cũng lưu ý cắt cỏ đúng lúc và hợp lý.
Nếu hoa hồng trồng ra đất không chậu thì cần chú ý việc cắt cỏ đúng lúc và cắt đúng cách để đạt hiệu quả cao vì cỏ là thành phần giúp điều hòa sinh trưởng vô cùng tốt.
không sử dụng các thuốc sâu rầy nấm bệnh hóa chất gây hại đến con người hay vi sinh vật - đảm bảo cho môi trường ổn định an toàn cho sức khỏe
Mỗi 2 tháng: đổ ngay gốc và quanh rìa tán lá: PH đất (PH Việt Nam) 5 ngày sau đổ Tricodema (HLC) và + Amino Bio HLC (pha amino giảm còn 20 - 25 % so với liều tiêu chuẩn ghi trên chai)
Đối với trồng chậu thì lâu hơn có thể từ 4 đến 6 tháng thậm chí là 1 năm đổ 1 lần nếu giá thể đất trong chậu xử lý ổn định.
Mục đích: nhằm phân giải kim loại nặng và các thành phần có hại trong đất, ổn định lại độ PH, tạo ra nguồn vi sinh vật có lợi giúp sức khoẻ đất tăng lên giảm tối đa nguy cơ nấm bệnh.
Lưu ý: Tricodema phải bón khác ngày với PH đất ít nhất 5 ngày không được sát ngày vì PH đất sẽ làm nấm Tricodema yếu.
Trước khi cắt:
Bón 1 - 2 nắm phân hữu cơ vi sinh (PH Việt Nam) để duy trì lượng hữu cơ trong đất giúp cây tăng sức lực.
3 - 5 ngày sau tiến hành cắt cành cắt hoa.
Ngay sau khi cắt:
Phun: TN của Nông Tâm + ít combi gói (combi Thái) + bám dính tinh dầu neem.
Mục đích: giúp cây khoẻ, phục hồi nhanh, hỗ trợ phòng nấm khuẩn.
3 – 5 ngày sau:
Phun: siêu ra hoa đậu trái HLC.
Lưu ý: không kết hợp TS hoặc TN trị nấm khuẩn sâu rầy trong công thức này vì trong Siêu ra hoa đậu trái HLC có Chitosan (giúp cây kháng nấm khuẩn) thêm TS hoặc TN sẽ làm giảm hiệu quả của Chitosan.
Sau 3 – 5 ngày:
Đổ quanh gốc: Amino Bio + HLC 16 + PH đất của PH Việt Nam (tất cả 3 loại đều pha liều gấp đôi so với liều tiêu chuẩn ghi trên chai) giúp cây tiết Cytokinin, kích thích bật chồi mạnh.
3. Giai đoạn thúc chồi
3 – 5 ngày sau:
Phun: Amino Bio + HLC 16 (Amino và HLC 16 liều gấp đôi so với liều tiêu chuẩn ghi trên chai) + bám dính tinh dầu neem.
Mục đích: thúc bung chồi mạnh, hồi cây.
Nếu sau 7 ngày chưa thấy chồi, phun lại lần 2, thêm một ít siêu ra hoa.
Nếu 7 hoặc 10 ngày chưa thấy bung chồi có nghĩa cây đang có vấn đề sức khoẻ cần kiểm tra kỹ lại nấm bệnh.
4. Giai đoạn khi chồi xuất hiện
Nếu cần chồi dài:
Phun: Amino Bio + HLC 16 (khi đã bung chồi thì nhớ trở lại với liều Amino và HLC 16 tiêu chuẩn ghi trên chai để tiết kiệm phân bón và tránh cành non bị kéo dài quá dễ bị gió đánh gãy đổ).
Khi thấy sâu rầy bọ trĩ: phun riêng công thức TS Nông Tâm + bám dính neem vào ngày khác.
Nếu sâu rầy mạnh: tăng liều TS hoặc thêm RV của Nông Tâm.
Nếu cần ra hoa nhanh:
Bỏ Amino Bio khỏi công thức.
Phun: HLC 16 + TS Nông Tâm + bám dính neem + ít combi gói.
Nếu sâu rầy nhiều, có thể tăng gấp đôi liều TS nhưng nên phun sáng sớm hoặc chiều mát.
5. Giai đoạn khi cây chuẩn bị ra nụ
Ngừng dùng HLC 16, chuyển sang công thức:
Siêu ra hoa đậu trái HLC + TS Nông Tâm + combi gói + bám dính neem.
Mục đích: kích ra hoa nhanh.
Phun: Amino Bio + HLC 16 + siêu ra hoa đậu trái HLC + combi gói + bám dính neem để nuôi búp to, khoẻ.
Nếu có sâu rầy bọ trĩ phun riêng vào ngày khác công thức:
TS Nông Tâm + bám dính neem nhưng giảm liều cả hai xuống một nửa.
Nếu sâu rầy bọ trĩ quá nhiều, tăng liều TS trở lại hoặc gấp đôi vì phải ưu tiên trị sâu bệnh, bám dính neem giữ nguyên.
Phun: siêu ra hoa đậu trái HLC + TS Nông Tâm (giảm liều 1 nửa) + combi gói (combi Thái)+ bám dính tinh dầu neem (Giảm liều 1 nửa).
Nếu có sâu rầy bọ trĩ phun riêng vào ngày khác công thức:
TS Nông Tâm + bám dính neem nhưng giảm liều cả hai xuống một nửa.
Nếu sâu rầy bọ trĩ quá nhiều, tăng liều TS trở lại hoặc gấp đôi vì phải ưu tiên trị sâu bệnh, bám dính neem giữ nguyên.
Tưới sáng sớm hoặc chiều mát, tuyệt đối không tưới giữa trưa.
Mùa nắng cây dễ sốc nhiệt nên 7 - 10 ngày phun định kỳ Amino Bio + HLC 16 (nhưng giảm liều Amino Bio và HLC 16 xuống còn 30% so với liều tiêu chuẩn ghi trên chai).
Giai đoạn này cần Bỏ hẳn Amino Bio trong mọi công thức chăm cây.
Bổ sung Nano Silic HLC khoảng 7 -10 ngày 1 lần phun qua lá, nhưng phải phun riêng không phun chung ngày có phun các phân thuốc khác.
1. Cây bị sâu rầy, nấm bệnh mạnh
Nguyên nhân:
PH đất tụt, cây suy yếu do thiếu nước, úng nước hoặc mất cân bằng dinh dưỡng.
Đất yếu, vi sinh vật có lợi giảm.
Lạm dụng phân có chứa thành phần kích thích tăng trưởng khiến cây lười tiết hóc môn nội sinh.
Xử lý:
Đổ PH đất + ít Tricodema HLC quanh gốc và rìa tán lá.
Phun: TS liều cao + bám dính neem, lặp lại mỗi 2 – 3 ngày.
Nếu bị nấm bệnh: phun TN + đổ TN vào cổ rễ. Kết hợp phun TN + combi gói (combi Thái) + kali hữu cơ + bám dính tinh dầu neem lên cây.
2. Cây bị nấm phấn trắng
Nguyên nhân:
PH đất không ổn định, môi trường ẩm thấp, thiếu nắng, tưới nước ban đêm gây ướt lá.
Lạm dụng phân kích thích tăng trưởng.
Xử lý:
Phun: TN Nông Tâm + TS Nông Tâm + combi gói + bám dính neem.
Nếu nặng, cắt bỏ cành lá bị nặng (chỉ nên cắt khi cần thiết để cây không suy kiệt).
3. Cây bị vàng lá, thối rễ
Nguyên nhân:
Đất tụt PH, bị kiềm, lạm dụng phân kích thích tăng trưởng.
Bệnh do nấm Fusarium, Phytophthora và tuyến trùng đục rễ.
Xử lý:
Nguyên nhân:
Đất tụt PH, bị kiềm, lạm dụng phân kích thích tăng trưởng.
Bệnh do nấm Fusarium, Phytophthora và tuyến trùng đục rễ.
Xử lý:
Đổ: PH đất
5 ngày sau đổ Tricodema HLC + HLC 16 + combi gói vào cổ rễ và rìa tán lá.
Nặng thì đổ nhiều, lặp lại mỗi 7 – 14 ngày.
Phun: TN Nông Tâm + combi gói (pha gấp đôi) + ít siêu ra hoa đậu trái.
Nếu 2 – 3 lần không hồi phục:
Dùng Phát rễ Amino (của PH Việt Nam, bên trong có các ezym và hóc môn tăng trưởng) pha liều gấp đôi so với liều tiêu chuẩn trên chai + PH đất (PH Việt Nam), phun thêm lên lá đạm hữu cơ Plus (PH Việt Nam, vì bên trong là các ezym hổ trợ tăng trưởng) + Siêu ra hoa đậu trái HLC + com bi gói liều cao (combi Thái).
Khi cây ra lá đầu tiên: ngắt hoa, phun kali/lân hữu cơ để dưỡng lá, dưỡng rễ.
Giảm liều của Phát rễ Amino xuống 50 % so với liều tiêu chuẩn ghi trên chai, trên lá phun Đạm hữu cơ Plus Liều tiêu chuẩn ghi trên chai + Amino Bio + combi gói. Lý do là cây quá suy kiệt không thể tự tiết ra hóc môn tăng trưởng nên cần thêm bên ngoài thông qua Phát rễ Amino và Đạm hữu cơ Plus của PH Việt Nam. Nhưng khi cây ra 1 lứa chồi rồi thì lứa chồi sau giảm dần 2 loại phân trên để tập cho cây tự tiết ra hóc môn tăng trưởng tự thân.
Khi cây đã hồi hoàn toàn, ngừng hoàn toàn việc dùng Phát rễ Amino và Đạm hữu cơ plus, cây sẽ tự điều tiết tăng trưởng, chống chịu tự nhiên.
CÁC SẢN PHẨM TRONG QUY TRÌNH VÀ LINK ĐẾN SẢN PHẨM
COMBI GÓI: bạn nên mua ở các cửa hàng vật tư nông nghiệp thường gọi là combi hoặc combi Thái hoặc có thể mua của PH Việt Nam qua Link dưới:
tăng lực rễ - trợ lực cây